Camp Là Gì? VPCS là gì? 15 Thuật Ngữ Quảng Cáo Facebook Cần Biết
By Võ Tuấn Hải (Thứ hai, 04 Tháng Mười Một, 2019) – Lượt xem : 56179
Cho dù bạn tự tìm hiểu cách chạy quảng cáo Facebook hay thuê công ty dịch vụ, trong vài trường hợp sẽ thấy rối khi nghe mọi người nói về “Camp”, “VPCS” hay Reach…Họ đang nói cái quái gì vậy?
Đừng lo lắng, rất nhiều newbie (thậm chí người có kinh nghiệm) gặp tình trạng này.
Để bắt đầu với quảng cáo Facebook, bạn phải “bỏ túi” một số thuật ngữ quảng cáo Facebook căn bản. Tôi sẽ liệt kê tất cả những cụm từ quan trọng mà bạn sẽ gặp trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo Facebook.
Thuật ngữ cần thiết khi chạy Facebook Ads |
1. Camp Là gì? VPCS Là Gì? PPE là gì? Thuật ngữ cơ bản của Facebook Ads
Xem thêm: Synaptics Pointing Device là gì ? Nó ảnh hưởng gì đến máy tính không ?
1.1 Camp là gì? (Campaign là gì?)
Camp là viết tắt của Campaign, hay chiến dịch, hiểu một cách đơn giản là bước khởi tạo quảng cáo Facebook đầu tiên.
Trước khi setup bất kỳ thông số chi tiết nào khác, bạn phải tạo chiến dịch (lên Camp).
1.2 Adset là gì? Ad là gì?
Trong mỗi chiến dịch thường có nhiều nhóm quảng cáo, quảng cáo.
Adset là nhóm quảng cáo. Sau khi lên camp, bạn phải setup các thông tin cơ bản như đối tượng muốn tiếp cận, đặt ngân sách quảng cáo…Tất cả sẽ được setup trong Adset.
Ad hay Quảng Cáo, là cấp độ nhỏ nhất trong Facebook Ads. Cho phép setup nội dung, hình ảnh, lời kêu gọi hành động trong mẫu quảng cáo, những gì đối tượng của bạn sẽ nhìn thấy khi lướt Facebook.
Khá mơ hồ để giải thích về Adset hay Ad. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tự lên camp thử, để kiểm chứng Adset hay Ad chứa những gì.
|
Minh họa Adset là gì |
VPCS là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm Vi Phạm Chính Sách Quảng Cáo Facebook
Không phải sản phẩm nào cũng được phép quảng cáo trên Facebook, kể cả khi nó không vi phạm pháp luật.
Điển hình nhất: Hàng fake, cho vay tài chính, thuốc giảm cân, đông y…Là những sản phẩm thuộc nhóm VPCS.
Nếu bạn chưa xác định những sản phẩm nào bị cấm quảng cáo, hãy tìm hiểu chính sách quảng cáo của Facebook.
1.4 Facebook Cắn Tiền
Cắn tiền, hiểu một cách đơn giản là Facebook tiêu tiền trong khoản ngân sách cho phép (Do bạn setup) và phân phối quảng cáo.
Tất nhiên, nếu Facebook không cắn tiền, đồng nghĩa quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị.
1.5 Chạy bùng quảng cáo Facebook
Chạy bùng có nghĩa là áp dụng thủ thuật để quảng cáo Facebook không mất tiền. Bạn yêu cầu Facebook hiển thị quảng cáo của mình nhưng không thanh toán tiền cho họ.
Chạy bùng là nguyên nhân Facebook ngày càng thắt chặt chính sách (Rất nhiều thẻ visa ở Việt Nam hiện nay không được sử dụng để thanh toán) và không được khuyến khích sử dụng.
1.6 PPE là gì?
PPE, viết tắt của Page Post Engement, là dạng quảng cáo tăng tương tác cho bài post trên Fanpage.
Dạng quảng cáo này cho phép bài viết trên Fanpage của bạn hiển thị trên Newfeed của đối tượng mục tiêu.
Nếu đối tượng nhấp vào quảng cáo, hoặc bấm like, share, comment, sẽ được tính là một lượt tương tác.
|
Thuật ngữ PPE trong Facebook Ads là gì |
2. Các thuật ngữ cần biết khi setup quảng cáo Facebook
Xem thêm: Ngành Nghề Kinh Doanh Tiếng Anh Là Gì, Các Ngành Nghề Trong Tiếng Anh
Dưới đây là các thuật ngữ Facebook Ads sẽ xuất hiện khi bạn setup quảng cáo.
2.1 Budget (Ngân sách quảng cáo)
Budget hay ngân sách, là số tiền mà bạn muốn chi cho chiến dịch quảng cáo Facebook.
Ngân sách sẽ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, độ cạnh tranh ngành/ sản phẩm và Facebook Ads chiếm bao nhiêu % trong kế hoạch marketing tổng thể.
Khi setup quảng cáo, Facebook sẽ gợi ý 2 dạng ngân sách:
+ Ngân sách hàng ngày.
+ Ngân sách trọn đời.
Tôi sẽ giải thích chi tiết hai dạng ngân sách và cách sử dụng trong một bài viết chuyên sâu.
|
Budget hay ngân sách quảng cáo facebook là gì |
2.2 Target Facebook (Nhắm chọn đối tượng mục tiêu)
Khi setup Facebook Ads, bạn sẽ quyết định đối tượng được hiển thị (nhìn thấy) quảng cáo.
Tôi gọi đó là target đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: Target đến những người sống ở TPHCM, target đối tượng là người làm việc văn phòng…
2.3 A/B testing
A/B testing là một kỹ thuật so sánh để xác định đâu là phiên bản hiệu quả nhất cho chiến dịch quảng cáo Facebook.
Ví dụ: Hiển thị 2 bài post đến cùng 1 nhóm đối tượng để xác định bài post nào nhận được nhiều lượt tương tác hơn. Đây được gọi là A/B testing.
|
Định nghĩa A/B Testing khi chạy quảng cáo Facebook |
3. Các thuật ngữ đo lường hiệu quả trong Facebook Ads
Sau khi chạy quảng cáo Facebook, bạn cần đo lường mức độ hiệu quả để điều chỉnh cho phù hợp.
Ví dụ: Quá nhiều người nhìn thấy quảng cáo nhưng không tương tác, bạn sẽ phải điều chỉnh lại nội dung, hình ảnh hoặc target nhóm đối tượng khác phù hợp hơn.
Dưới đây là một số thuật ngữ đo lường hiệu quả quan trọng.
3.1 Reach (lượt tiếp cận) là gì?
Reach hay số lượt tiếp cận, là chỉ số cho biết có bao nhiêu người đã nhìn thấy bài Post/ Video trên Fanpage của bạn ở từng thời điểm.
Reach sẽ bao gồm cả số lượt tiếp cận tự nhiên (người like Fanpage + Người vào xem bài post trên Facebook) và số lượt tiếp cận thông qua quảng cáo.
Reach càng cao có nghĩa là càng có nhiều người nhìn thấy bài Post/ Video.
Khi bạn chạy Ads, Facebook sẽ liên tục Reach cho từng nhóm quảng cáo và cả chiến dịch.
3.2 Frequency (Tần suất) là gì?
Frequency, hay Tần Suất, là một chỉ số đo lường trong báo cáo Facebook Ads, cho biết trung bình mỗi người dùng đã được hiển thị cùng 1 quảng cáo bao nhiêu lần.
Nếu bạn xem báo cáo thấy Tần Suất chiến dịch là 5 (hoặc dưới 6), có nghĩa là trung bình mỗi người được hiển thị QC 5 lần.
|
Frequency là chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo Facebook quan trọng |
3.3 CTR Facebook là gì?
CTR là viết tắt của Click Through Rate (Hay tỷ lệ nhấp vào quảng cáo Facebook).
Nếu quảng cáo của bạn được hiển thị cho 1000 người, trong đó 100 người nhấp vào xem quảng cáo, CTR trong trường hợp này sẽ bằng 10%.
CTR càng cao, đồng nghĩa quảng cáo của bạn càng hiệu quả.
3.4 Post Engagement là gì?
Khác với Reach, Post Engagement là chỉ số cho biết có bao nhiêu người tương tác với bài viết/ hình ảnh/ video của bạn trên Facebook.
Khi một người nhìn thấy quảng cáo, nếu họ thực hiện 1 trong những hành động click, like, share, comment thì được tính là một lượt tương tác. Nếu họ vừa nhấp vào quảng cáo (Click) vừa comment thì vẫn được tính là 1 lượt tương tác.
3.5 CPM là gì?
CPM hay Cost Per Mille, hay chi phí trung bình cho mỗi nghìn lần hiển thị.
CPM trung bình = Tổng số tiền đã chi tiêu/ số lần hiển thị x 1000.
Ví dụ: Bạn chi 1 triệu VNĐ cho Facebook Ads, nhận được 100.000 lần hiển thị, CPM trung bình sẽ bằng 10.000 VNĐ, tốn khoảng 10k để tiếp cận 1000 người.
Bài viết liên quan
Trình quản lý quảng cáo Facebook: Hướng dẫn tạo và sử dụng từ A – Z
Các bạn đang tự chạy ads Facebook, nhưng chưa thực sự rành về trình quản lý quảng cáo. Ở bài viết này, Facebook Bao Vây sẽ chia sẻ những thông tin liên quan về trình quản lý quảng cáo Facebook. Các bạn có thể dành chút thời gian để tham khảo vì đây là những thông tin cần thiết dành cho bạn
Nợ tiền quảng cáo Facebook: Hướng giải quyết chi tiết cho bạn
Nợ tiền quảng cáo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tài khoản quảng cáo Facebook bị gắn cờ, hay bị vô hiệu hóa. Vậy nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải làm gì ? Hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tham khảo những thông tin chia sẻ sau đây nhé
Website: https://www.batchuontyren.com