Hiện nay vấn đề an toàn trong xây dựng được đặt lên trên hết. Việc các vụ tai nạn lao động lớn nhỏ liên tiếp xảy ra là lời báo động cho vấn đề an toàn lao động nói chung và an toàn lao động giàn giáo nói riêng.Vấn đề không chỉ chất lượng giàn giáo mà biện pháp kỹ thuật và cách lắp đặt giàn giáo cũng là một yếu tố then chốt mất an toàn.
Lắp dựng giàn giáo bao giờ cũng là một công đoạn cực kỳ quan trọng trong thi công xây dựng. Giàn giáo chính là thiết bị đóng vai trò đảm bảo an toàn và quyết định tiến độ nhanh chậm của công trình. Do đó, nhà thầu nhất thiết phải sử dụng những bộ giàn gióa chất lượng và tìm hiểu kỹ quy trình lắp đặt giàn giáo sao cho đầy đủ những tiêu chuẩn cần thiết.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình lắp dựng giàn giáo đúng quy cách?
Quy trình lắp đặt giàn giáo an toàn phải được thực hiện bởi những người công nhận có hiểu biết và kinh nhiệm nhất. Hệ thống giàn giáo đảo bảo các tiêu chuẩn cơ bản được quy định như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng giàn giáo lắp dựng
– Các bộ phận dùng để lắp đặt giàn giáo phải phù hợp với hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo vè các yêu cầu về cường độ, kích thước và trọng lượng. Giàn giáo được lắp dựng phải đủ chịu lực an toàn theo trọng tải thiết kế.
– Hệ thống giàn giáo có các bộ phận được làm từ những vật liệu chắc chắn, cấu tạo gọn nhẹ, dễ dàng lắp dựng, tháo dỡ.
– Cơ chế lắp dựng nhanh chóng, hợp lý phù hợp với môi trường làm việc trên cao và có những biện pháp phòng ngừa trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra
– Có thể sử dụng lâu dài, độ bèn cao
– Có tính linh động với khả năng luân chuyển nhiều lần
Quy trình lắp đặt giàn giáo được chuẩn bị từ các khâu
Xem thêm: Cách tính khối lượng giàn giáo thi công
Trước khi tiến hành lắp dựng bộ giàn giáo cần chuẩn bị chu đáo về công nhân cũng như chất lượng giàn giáo và điều kiện thổ nhưỡng nơi thi công công trình cụ thể:
– Người lao động phải có sức khỏe và đặc biệt không được sợ độ cao bởi lẽ công việc lắp dựng giàn giáo sẽ được thực hiện tại độ cao cách mặt đất ít nhất 2m và có thể cao đến hàng chục mét. Người chịu trách nhiệm lắp đặt giàn giáo bắt buộc phải kiểm tra chất lượng giàn giáo phải được đào tạo bài bản, được hướng dẫn chuyên biệt cho mục đích liên quan đến giàn giáo phải được đào tạo bài bản, được hướng dẫn chuyên biệt cho mục đích liên quan đến giàn giáo và phải có chứng chỉ tham gia các lớp tập luyện về an toàn lao động, trang trang thiết bị đầy đủ những thiết bị bảo hộ cần thiết.
– Trước khi lắp đặt giàn giáo bắt buộc phải kiểm tra chất lượng giàn giáo và các chứng nhận xét duyệt chính thức bao gồm bản vẽ thiets kế và chú thích. Đặt biệt, trong quá trình lắp dựng phải có sự chỉ đạo, giám sát của bộ phận kỹ thuật liên quan
Mặt bằng nới lắp đặt giàn giáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Cột đỡ giàn giáo và giá đỡ phải được đặt thẳng đứng, được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê đệm chống lún, chống trượt, tuyệt đối không dùng gạch, đá hay ván gãy để kê đệm.
– Đảm bảo được những yêu cầu trên, nhà thầu bước đầu đã đảm bảo được an toàn cho công trình xây dựng của mình.
Quy trình lắp dựng giàn giáo khâu “Lắp dựng cột chống”
– Trong quy trình lắp dựng giàn giáo, khâu chuẩn bị cột chống là khâu đầu tiên và quan trọng hơn cả. Tất cả các khung cột chống đều phải được thực hiện đúng như bản vẽ thiết kế do bộ phận kỹ thuật đưa ra. Trình tự của quá trình này như sau:
– Đặt bệ kích (bao gồm đế và kích), liên kết các bệ kích với nhau bằng thanh giằng ngang và thanh giàn chéo
– Lắp khung tam giác vào từng bệ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh
– Lắp các thanh giằng nằm ngang và thanh giằng chéo
– Lồng khớp nối và siết chặt bằng chốt giữ khớp nối. Sau đó, tiếp tục chồng các khung tam giác cho đến khi đạt độ cao yêu cầu
– Lắp các bệ kích đỡ phía trên, ở các góc của khung tam giác
– Toàn bộ hệ thống của giá đỡ sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ bệ kích phía trên và phía dưới. Hai cấu kiện này giúp chiều cao hệ đỡ có thể điều chỉnh trong khoảng từ 0 – 750mm. Trong khi lắp chống giàn giáo cần chú ý.
– Lắp các thanh giằng nằm ngang theo 2 phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo. Trong khi lắp dựng không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của chân chống bằng những thiết bị khác
– Toàn hệ thống chân chống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh kể cả các bệ kích
– Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp đặt được chốt giữ khớp nối. Tuy nhiên, trường hợp khung tam giác chịu tải trọng nén mà không chịu tải trọng kép thì không cần lắp chốt giữ khớp nối.
Sau khi hoàn thành, bộ phận kỹ thuật phụ trách giám sát công tình cần tiến hành kiểm tra nghiệm thu: tổng chiều dài chung và chiều dài các đốt; các góc gãy giữa đoạn này với đoạn kia; kích thước giữa các vách ngang cơ bản; độ lệch tâm của phân đoạn và sự đầy đủ các bộ phận lắp ráp theo thiết kế và tính tổng thể của toàn cột. Đây là những yêu cầu cơ bản và bắt buộc trong quá trình lắp dựng giàn giáo để đảm bảo tính an toàn cho công trình sau này.
Quy tắc lắp đặt giàn giáo hoàn chỉnh
– Giàn giáo liên quan đến tính mạng của toàn bộ công nhân thi công công trình. Trong bối cảnh ngày càng nhiều những tin tức về các vụ sập giàn giáo gây thiệt hại về người và của cùng uy tín của nhà thầu thì quy trình lắp dựng giàn giáo ban đầu lại càng quan trọng hơn cả. Có thể tổng kết một số quy tắc chung để nhà thầu có thể tham khảo.
– Số lượng móc treo và dây chằng của giàn giáo và giá đỡ phải tuân thủ đúng thiết kế, không được phép neo vào các bộ phận có kết cấu kém ổn định như lan can, ban công.
– Chiều rộng của sàn thao tác không được nhỏ hơn 1m, giữa sàn và công trình phải chừa một kẽ hở khoàng 10cm. Sàn giàn giáo phải bằng phằng, đầu ván phải khít và ghim chắc vào sàn. Sàn thao tác có thể được làm bằng gỗ với điều kiện không bị mục hay nứt gãy và để an toàn tuyệt đối thì tốt nhất nên sử dụng mâm nhôm hoặc sắt trong thi công
– Đối với giàn giáo cao từ 6m trở lên phải làm ít nhất 2 sàn công tác: sàn phía trên để làm việc và sàn phía dưới để bảo vệ. Cấm làm việc đồng thời trên 2 sàn trong cùng một khoang mà không có sàn hoặc lưới bảo vệ
– Đối với giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn giáo làm cầu thang. Cầu thang này phải có độ dốc không quá 60o và có tay vịn
– Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải được che chắn phía trên đề phòng vật liệu hoặc dụng cụ có thể rơi xuống
– Tải trọng đặt lên giàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Công nhân không được tập trung vào một chỗ hoặc để các vật liệu, thiết bị quá nhiều cùng nhau để tránh vượt quá tải trọng cho phép
– Tuyệt đối không cho phép các vật nặng đang cầu chuyển va chạm vào giàn giáo hay giá đỡ hoặc đặt mạnh lên sàn thao tác
– Giám sát công trình phải kiểm tra giàn giáo, giá đỡ để đảm bảo an toàn cho công nhân lên làm việc hàng này và phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo. Trường hợp phát hiện thấy hư hỏng phải tạm ngừng công việc để sửa chữa rồi mới tiếp tục cho làm việc
– Hết ca làm việc không được phép lưu lại giàn giáo các vật liệu, dụng cụ
– Giàn giáo bằng thép được lắp dựng phải cách đường dây điện ít nhất 5m và phải báo xin cắt điện liên tục cho đến khi hoàn thành công việc. Phải có biện pháp đảm bảo an toàn chống sét với những giàn giáo có độ cao trên 4m, ngoại trừ trường hợp giàn giáo ở trong phạm vi bảo vệ chống sét có sẵn
Như vậy, để đảm bảo an toàn lao động trong thi công, nhà thầu phải quan tâm đến rất nhiều yêu cầu trong quy trình lắp dựng giàn giáo. Ngoài ra, việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín cũng quan trọng không kém trong bối cảnh thị trường đang tràn ngập những cơ sở cung cấp, sản xuất trang thiết bị xây dựng. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi lên kế hoạch sử dụng một thiết bị đặc biệt quan trọng như giàn giáo xây dựng.
Website: https://www.batchuontyren.com